Độ tuổi nào có thể niềng răng và độ tuổi nào lý tưởng nhất?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến, giúp khắc phục những khuyết điểm của hàm răng như: răng hô, móm, thưa, mọc lệch,… Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc không biết độ tuổi niềng răng lý tưởng nhất là bao nhiêu? Hãy cùng tìm câu trả lời qua những thông tin dưới đây nhé!


Hiểu rõ hơn về niềng răng

Niềng răng là phương pháp dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, nhằm mục đích đưa khớp cắn về chuẩn tỷ lệ bằng cách sử dụng các khí cụ chuyên dụng như: mắc cài, khay niềng,… mang đến những ưu điểm vượt trội như:
  • Giúp nắn chỉnh những răng mọc lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng đều đặn, mang lại một diện mạo mới cho khuôn mặt.
  • Giải quyết triệt để các khuyết điểm của răng như: hô, móm, thưa, khấp khểnh,… vì thể giúp quá trình ăn uống trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • Những trường hợp răng bị mọc lệch, răng khểnh thường sẽ dễ bị giắt thức ăn, từ đó phát sinh vi khuẩn gây nên các bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Do đó, khi các răng về đúng vị trí sẽ giảm thiểu tối đa bệnh về răng.
  • Tốt cho sức khỏe của cơ thể bởi cơ thể và răng miệng có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Khi răng được phục chỉnh, chức năng ăn nhai trở về bình thường thì sẽ giảm thiểu được các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa, ngăn ngừa hiện tượng đau lưng, đau đầu, mỏi cơ hàm,…

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nha khoa hiện đại, phương pháp niềng răng ngày nay được thực hiện bởi nhiều phương thức khác nhau, đem đến cho khách hàng sự tiện lợi, có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của mình. Trong đó có thể kể đến các loại niềng răng phổ biến như:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng mắc cài mặt lưỡi
  • Niềng răng mắc cài tự khóa
  • Niềng răng vô hình Invisalign

Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1-3 năm, tùy vào tình trạng răng miệng, lứa tuổi của khách hàng. Để đạt được kết quả niềng răng như mong muốn, khách hàng nên tìm đến nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi về chuyên môn và thiết bị nha khoa hỗ trợ hiện đại.

Độ tuổi niềng răng bao nhiêu là phù hợp?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha dành cho cả trẻ em và người trưởng thành. Với mỗi lứa tuổi, mỗi tình trạng răng sẽ có phương pháp chỉnh nha phù hợp. Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến răng miệng của trẻ để có kế hoạch điều trị đúng lúc. Dưới đây là các độ tuổi niềng răng mà bạn có thể tham khảo.

Từ 6 – 11 tuổi: Trainer chỉnh nha

Trainer chỉnh nha là một phương pháp chỉnh nha tại nhà đặc biệt dành cho trẻ em ở lứa tuổi thay răng sữa, răng vĩnh viễn mới mọc. Hàm trainer là khí cụ nha khoa bằng chất liệu silicon an toàn, tháo lắp dễ dàng nên bố mẹ dễ theo dõi việc đeo hàm của các bé.

Ưu điểm: Sử dụng hàm trainer chỉnh nha từ sớm giúp các bé tránh được tình trạng hô, móm, răng mọc lệch, mặt phát triển không cân đối.

Tuy nhiên, hàm trainer chỉ có tác dụng định hướng răng mọc, giúp hàm phát triển cân đối và loại bỏ thói quen xấu chứ không cho kết quả răng đẹp, không lệch khớp cắn. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan về tình trạng răng miệng của các bé và nên cho bé đến khám răng định kỳ, vệ sinh răng miệng tại nha khoa.

Từ 12 – 16 tuổi: Độ tuổi lý tưởng để niềng răng

  • Đây là thời gian thay răng sữa, răng vĩnh viễn bắt đầu phát triển, xương hàm chưa ổn định nên Bác sĩ sẽ có thời gian tác động, uốn nắn giúp khung xương mặt cân đối, không bị biến dạng, đem đến tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
  • Khung xương hàm đang phát triển giúp việc đặt các khí cụ nha khoa niềng răng dễ tương thích, giúp đưa khớp cắn 2 hàm về khít nhau, đạt hiệu quả tốt.
  • Tuổi này bác sĩ không cần có quá nhiều can thiệp đến cấu tạo hàm hay nhổ răng để niềng răng mà vẫn có kết quả tốt.
  • Niềng răng càng sớm hạn chế các biểu hiệu như: đau đớn, khó chịu, ăn uống khó khăn,….
  • Ngoài ra, thời gian niềng răng ở lứa tuổi này được lâu hơn so với các lứa tuổi lớn hơn, nhận kết quả tốt, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp, làm việc. Điều này giúp bố mẹ chuẩn bị hành trang cần thiết cho các bé khi bước vào cuộc sống mới.

Từ 17 – 35 tuổi: Niềng răng theo chỉ định của bác sĩ

Không ít khách hàng thắc mắc ở những độ tuổi từ 17 – 35 có niềng răng được không? Niềng răng ở người lớn, khi các khớp xương hàm đã hoàn thiện, răng chắc chắn nên niềng răng cũng khác so với trẻ em.

Khách hàng nên đến nha khoa để bác sĩ, khám và tư vấn kế hoạch niềng răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình nhằm mang đến hiệu quả niềng răng tốt nhất. Về thời gian niềng răng cho người trưởng thành từ 18 – 24 tháng phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể của từng khách hàng. Hiện nay, các phương pháp niềng răng hiện đại, đa dạng phù hợp với nhiều lứa tuổi, tình trạng răng nên bạn hãy tự tin đến nha khoa để thăm khám.

Tại Nha khoa Đà Nẵng, chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị thành công các ca niềng răng ở các lứa tuổi khác nhau từ trẻ em đến người trưởng thành. Đặc biệt có những ca, khách hàng 30 tuổi, 35 tuổi niềng răng vẫn được kết quả như ý.

Vì sao nên niềng răng cho trẻ càng sớm càng tốt?

Việc niềng răng trong độ tuổi niềng răng lý tưởng sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và đời sống tinh thần của trẻ. Trong đó có thể kể đến những lợi ích như:
  • Khắc phục hiệu quả tình trạng sai lệch khớp cắn, đồng thời giúp chuẩn bị nền xương hàm, định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Bên cạnh đó, việc niềng răng sớm còn mang lại cơ hội để chỉnh hình cho những ca lâm sàng có lệch lạc về xương. Nếu để đến khi trẻ đã lớn mới bắt đầu khắc phục thì sẽ không thể điều trị được bằng phương pháp niềng răng thông thường mà phải dùng phẫu thuật phức tạp và tốn kém mới có được kết quả hoàn hảo.
  • Hạn chế cảm giác đau vì lúc này răng và xương hàm còn đang phát triển, việc di chuyển răng về đúng vị trí sẽ dễ dàng hơn.
  • Ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng, bảo vệ hàm răng chắc khỏe cho bé sau này. Bởi việc sở hữu hàm răng lộn xộn, khấp khểnh,… sẽ khiến cho vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày của trẻ gặp nhiều khó khăn, tích tụ lâu ngày thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Niềng răng sớm sẽ giúp tiết kiệm được kinh phí và làm giảm thời gian mang mắc cài trên toàn bộ cung răng sau này.

Chăm sóc răng miệng trong và sau khi niềng răng

Trong và sau khi niềng răng, bạn cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa nhằm tránh các nguy cơ gây bệnh răng miệng như: vôi răng, hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Đánh răng thường xuyên 2-3 lần/ ngày bằng bàn chải chuyên dụng cho răng niềng.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám thức ăn trong kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, có thể sử dụng máy tăm nước để làm sạch một cách toàn diện nhất.
  • Ăn thức ăn mềm, nhỏ như: cháo, súp,… Không nên ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dẻo trong suốt quá trình niềng răng vì những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến khuôn răng.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột vì sẽ gây ra các nguy cơ về vấn đề răng miệng trong và sau khi niềng răng.
  • Không nên tự điều chỉnh tại nhà sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí răng và kết quả sau khi niềng răng mà hãy đến ngay nha khoa, để các bác sĩ điều chỉnh.
  • Lựa chọn môn thể thao phù hợp qua sự tư vấn của bác sĩ và sử dụng đồ bảo hộ để tránh tai nạn vào mặt, cơ hàm.
  • Khám nha định kỳ để bác sĩ theo dõi tình hình răng miệng, mắc cài (khay cài) và có kế hoạch điều trị kịp thời.


Tác Giả: Linh Trần

Sự học như con thuyền ngược nước, Không tiến ắt sẽ lùi... !